1.Thay đổi sinh lý.
Bé mọc răng, mệt mỏi hoặc trong giai đoạn bé đang tập đi, chạy; nhiều bé sẽ chán ăn hoặc giảm lượng thức ăn trong vài ngày.
2. Khẩu phần ăn.
Những món ăn được chế biến khó tiêu hóa, lặp lại thường xuyên và hương vị khó chịu có thể khiến bé chán ăn, ăn được ít.
Đôi khi do loại thức ăn mới không phù hợp với khẩu vị của bé.
Bé được ăn vặt thường xuyên, gây no giả; trong khi đó món ăn vặt không có nhiều dinh dưỡng cho nên bé vẫn chậm lớn.
3.Tâm lý của bé.
Bé bị ép ăn có thể gây tâm lý sợ ăn.
Những món ăn bé từng có trải nghiệm xấu có thể khiến bé nhớ mãi và không dám ăn.
4. Không khí gia đình.
Bố mẹ luôn ép bé ăn tạo nên sự căng thẳng. Gia đình không vui vẻ, thoải mái có thể lây lan tâm lý.
Đôi khi là do tâm lý của bố mẹ, luôn lo lắng sợ rằng bé ăn ít, biếng ăn trong khi thực tế là đủ.
5. Bệnh tật và thuốc.
Trẻ ốm bệnh thường ăn ít hơn. Việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh cũng có thể gây nên sự chán ăn.
6. Những nguyên nhân khác.
Rất nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, đây gọi là biếng ăn bẩm sinh (rối loạn ăn uống). Những đứa trẻ này thường bị suy dinh dưỡng và tiếp tục biếng ăn đến khi trưởng thành hoặc về già.
Trẻ biếng ăn phải làm thế nào?
Dưới đây là một vài mẹo giúp bé hết biếng ăn và ăn được nhiều hơn mà bạn có thể áp dụng.
Vẫn là những món cũ nhưng thay đổi hình dạng hoặc thêm trang trí sẽ kích thích bé ăn nhiều hơn.
Như vậy, có rất nhiều cách để chăm sóc cho trẻ 2 tuổi biếng ăn. Hy vọng những mẹo trên sẽ giúp bé nhà bạn ăn được nhiều hơn và phát triển tốt hơn.Hãy kiên nhẫn và đừng tạo thêm áp lực cho bé trong việc ăn uống. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến giấc ngủ, hoạt động vui chơi và phòng ngừa các bệnh cho trẻ.
Theo mekheochamcon
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn