Sau đây là các cách lấy gỉ mũi an toàn cho bé. Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông Với cách này dụng cụ cần thiết mà bố mẹ phải chuẩn bị là: tăm bông sạch, khăn mềm và một chai nước muối loãng. Trong khi bạn vừa lấy gỉ mũi vừa vệ sinh mũi cho bé. Các bước thực hiện: - Bạn cho bé nằm thẳng trên giường. - Nhỏ 1 giọt nước muối loãng vào mũi em bé để gỉ mũi mềm ra. Đồng thời nước muối có tính sát khuẩn, làm sạch mũi hơn. - Sau đó, lấy tăm bông gẩy gỉ mũi của em bé ra bên ngoài, chú ý làm nhẹ nhàng. Trong lúc vệ sinh, không nên cười đùa với bé để tránh em bé ngọ nguậy, làm mũi bị đau.
- Bạn làm tương tự với mũi bên cạch của bé. Sau đó dùng khăn mềm lau khô xung quanh lỗ mũi.
Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng lông vịt
Đây là cách lấy gỉ mũi được vô cùng đơn giản được áp dụng từ xa xưa. Cách này cực kỳ an toàn đối với trẻ. - Bố mẹ lựa chọn 1 chiếc lông vịt, gà, chim hoặc lông ngan sạch. - Nhỏ một giọt nước vào mũi trẻ cho gỉ mũi mềm ra. - Vung vẩy trước lỗ mũi em bé. Hành động này sẽ kích thích em bé hắt xì do ngứa mũi đồng thời gỉ mũi cũng sẽ bay ra. Vì trẻ sơ sinh chưa thể tự điều khiển việc hắt hơi như người lớn do đó cần phải có xúc tác. - Bạn dùng khăn sạch lau sạch lại mũi cho bé. Lặp lại khoảng vài lần như vậy cho đến khi gỉ mũi được lấy ra hết.
Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút mũi.
Nói về dụng cụ lấy gỉ mũi hoặc hút mũi thì có rất nhiều loại, bạn có thể chọn một chiếc ống bóp bằng nhựa hoặc cao su. Đây là loại phổ biến cùng cách thức hoạt động dựa trên nguyên lý hút-đẩy và áp lực của không khí rất an toàn. Các bước thực hiện: - Bạn cho trẻ nằm nghiêng cách mặt đất khoảng 30-45 độ, dùng một tay đỡ lấy gáy và đầu em bé. - Sau đó, bạn nhỏ 1 giọt nước muối loãng vào mũi em bé, để gỉ mũi mềm ra và dễ lấy ra hơn. - Bạn dùng ống hút đưa trực tiếp vào mũi trẻ rồi bóp nhẹ hút gỉ mũi ra. Đừng đặt vào sâu quá để tránh xước mũi. - Lặp lại khoảng 2-3 lần cho đến khi gỉ mũi được lấy ra hết. Cuối cùng là lau lỗ mũi bằng một chiếc khăn mềm. Chú ý: Bạn không nên hút mũi bằng cách này quá thường xuyên. Vì cách này sẽ khiến mũi trẻ bị bị khô, kích ứng nếu thực hiện nhiều lần.
Lan Tâm - giadinhviet.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn